1. Tiếng Trung là gì, được sử dụng ở đâu?
Tiếng Trung (中文 hay tiếng Hoa 华语/華語) là tên gọi chung của tiếng Phổ thông Trung Quốc. Tiếng Trung lấy ngôn ngữ của người Hán – dân tộc đa số của Trung Quốc làm chuẩn, vì thế nó còn có tên gọi khác là tiếng Hán hay Hán ngữ (汉语/漢語).
Tiếng Trung được sử dụng nhiều nhất trên thế giới không chỉ bởi 1/5 dân số thế giới lấy tiếng Trung làm tiếng mẹ đẻ, mà Tiếng Trung còn là một trong sáu ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên Hợp Quốc. Có hơn 1 tỷ 600 triệu người sử dụng tiếng Hoa trong đó có khoảng 1 tỷ 400 triệu người ở đại lục Trung Quốc và 200 triệu người ở những nơi khác.
2. Thế nào là Chữ Hán và Tiếng Trung?
Tất cả tiếng Trung được tạo thành bởi chữ Hán. Trong chữ Hán có 2 loại:
Những từ như 「发,对」được gọi là từ giản thể.
Những từ như 「發,對」được gọi là từ phồn thể.
Có thể hiểu đơn giản, chữ giản thể là loại chữ được giản lược từ chữ phồn thể.
Chữ Hán phồn thể hiện vẫn được sử dụng chính thức tại Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao. Chữ Hán giản thế chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc đại lục, Singapore và Malaysia trong các ấn bản chính thức.
Loại chữ thường được sử dụng nhiều trong việc học chính là chữ giản thể do không phải tất cả chữ Hán giản thể đều có dạng phồn thể, ví dụ: 你好 giản và phồn đều như nhau.
Tuy nhiên cũng tùy vào mục đích sử dụng tiếng Trung sau này mà bạn xem xét lựa chọn học chữ giản thể hay chữ phồn thể. Nếu muốn xin học bổng, việc làm, muốn trao đổi chữ viết với người Trung Quốc đại lục, bạn nên chọn giản thể, tương ứng với nó là kỳ thi năng lực tiếng Hán HSK. Nếu muốn xin học bổng, việc làm, muốn trao đổi chữ viết với người Đài Loan, Hồng Kông…, bạn nên chọn học phồn thể, tương ứng với nó là kỳ thi năng lực Hoa ngữ TOCFL.
3. Tiếng địa phương ở Trung Quốc là như thế nào?
Trong một nước rộng lớn có nhiều dân tộc tồn tại như Trung Quốc sẽ có nhiều loại tiếng địa phương (phương ngôn). Có từ 7 đến 13 phân chi tiếng Trung chính (tùy theo phân loại), trong đó phân chi quan thoại có số lượng người nói đông nhất (khoảng 960 triệu, ví dụ tiếng Quan thoại Tây Nam), theo sau là Ngô (xấp xỉ 80 triệu, ví dụ tiếng Thượng Hải), rồi Mân (trên 70 triệu, ví dụ tiếng Mân Nam) và Quảng Đông (còn gọi là Việt) (trên 60 triệu, ví dụ tiếng Quảng Châu), v.v…
Các phân chi trên đều không thông hiểu lẫn nhau, và thậm chí những nhóm phương ngữ trong phân chi Mân cũng không thông hiểu lẫn nhau. Tuy vậy, có trường hợp như tiếng Tương và một số phương ngữ Quan thoại Tây Nam có thể hiểu nhau ở một mức độ nào đó.
Hán ngữ tiêu chuẩn (phổ thông thoại/quốc ngữ/Hoa ngữ) là dạng chuẩn hóa tiếng Trung Quốc nói, dựa trên cách phát âm của tiếng Bắc Kinh thuộc phân chi Quan thoại. Hán ngữ tiêu chuẩn là cầu nối giữa các “phương ngôn” không thể thông hiểu lẫn nhau.
4. Cách đọc tiếng Trung như thế nào?
Phát âm của tiếng Trung được thể hiện bằng những ký hiệu như alphabet mà người ta gọi là phiên âm (bính âm 拼音). Phiên âm này được phân loại thành 405 âm+ 4 loại thanh điệu (4 thanh điệu)
Thanh1「ā」「ē」「ī」「ō」「ū」「ǖ」
Thanh2「á」「é」「í」「ó」「ú」「ǘ」
Thanh3「ǎ」「ě」「ǐ」「ǒ」「ǔ」「ǚ」
Thanh4「à」「è」「ì」「ò」「ù」「ǜ」
Ngoài ra còn 1 thanh điệu không chính thức là thanh nhẹ, khi viết phiên âm, thanh nhẹ không được không biểu thị bằng thanh điệu (không dùng dấu). Thanh này sẽ đọc ngắn và nhẹ hơn 4 thanh điệu kể trên.
5. Đọc chữ Hán trong tiếng Trung có bao nhiêu cách?
Chữ Hán trong tiếng Trung cơ bản chỉ có duy nhất 1 cách đọc. Tuy nhiên có một số chữ Hán ngoại lệ. Đó gọi là từ đa âm. Từ đa âm chính là một chữ Hán có nhiều cách đọc.
Ví dụ chữ 好 có 2 cách đọc là “hǎo” và “hào”, khi đó, mỗi cách đọc lại thể hiện 1 ý nghĩa khác nhau của chữ Hán này (xem ảnh dưới).
6. Phát âm tiếng Hán khó hay không?
Nếu phải so sánh học phát âm tiếng Hán so với tiếng Anh (ngôn ngữ được học nhiều nhất trên thế giới), có thể rút ra được các điểm khó và dễ hơn như:
Tiếng Hán: nhìn mặt chữ không thể phát âm được nếu bạn chưa biết phát âm (pinyin) của chữ. Tuy nhiên, nếu biết các quy luật phát âm thì nhìn vào pinyin bất kì nào bạn cũng đọc được. Đồng thời trong tiếng Trung cũng có các bộ biểu âm nên bạn cũng có thể đoán được cách đọc khi nhìn vào 1 vài chữ có bộ giống nhau như: 青qīng – 清qīng – 请qǐng – 情qíng,吗ma – 马mǎ – 妈mā – 码mǎ
link https://songhiendai.com/tieng-trung-la-gi/
0 Nhận xét